Có thể nói, Roadshow cho đến nay đã trở thành xu hướng truyền thông phổ biến mà bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể ứng dụng. Tuy nhiên, chạy roadshow là gì? Khi nào nên chạy và chạy như thế nào cho đúng? Thì không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ. Vì vậy, hôm nay TSKMEDIA sẽ cùng bạn “gỡ nút thắt” cho những vấn đề này nhé!
1. Chạy Roadshow là gì? Định nghĩa đúng của chạy Roadshow
Chạy Roadshow là gì? Roadshow được xem là một sự kiện lưu động. Hoạt động bởi các đoàn diễu hành bằng phương tiện giao thông phổ biến như xe đạp, xe máy hoặc ô tô, đôi khi có thể sử dụng xe bus đối với các chiến dịch lớn hoặc thương hiệu lớn muốn đầu tư.
Đoàn diễu hành đi theo lộ trình định sẵn, mang theo “thông điệp” chiến dịch và quảng bá rộng rãi khắp các đường phố. Đối tượng khán giả mục tiêu cũng là tệp đối tượng lớn và dàn trải. Chủ yếu để tăng độ nhận diện thương hiệu và thể hiện năng lực truyền thông của doanh nghiệp.
2. Ưu và nhược điểm của các hình thức Roadshow
Ưu điểm
Chạy Roadshow được ứng dụng phổ biến và ưa chuộng bởi những ưu điểm lớn như:
- Độ phủ và lượt tiếp cận cao;
- Dễ gây sự chú ý và thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng;
- Dễ dàng để lại ấn tượng tích cực với công chúng;
- Chi phí phù hợp, tiết kiệm được kha khá khoảng ngân sách quảng cáo/ truyền thông.
Nhược điểm
Cùng với đó, bất cứ hình thức sự kiện nào cũng thế, đều có những ưu nhược điểm riêng. Một số nhược điểm mà bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng hình thức chạy Roadshow cho doanh nghiệp dưới đây:
- Cần chuẩn bị nhiều nhân sự bao gồm PB & BG, nhân sự dự phòng, nhân sự xử lý các sự cố phát sinh, nhân sự tại điểm trạm,…;
- Thủ tục xin phép diễu hành khá phức tạp;
- Dễ bị chi phối bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh khó kiểm soát. Như luồng giao thông, thời tiết,…
3. Khi nào thì doanh nghiệp nên chạy roadshow?
Roadshow là hình thức truyền thông phổ biến và dễ ứng dụng. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối ưu nhất, doanh nghiệp nên biết được thời điểm nào là nên chạy roadshow.
- Doanh nghiệp có thể sử dụng Roadshow để truyền thông nếu sự kiện cần tổ chức hoặc sản phẩm cần truyền thông với mục đích tạo hiệu ứng, tuyên truyền, quảng cáo hay thiết thực hơn đó là bán hàng trực tiếp.
- Khi doanh nghiệp có đủ nguồn lực và tài chính. Bởi Roadshow là một sự kiện mang tính công chúng. Nếu làm qua loa, sơ sài, thì rất dễ gây mất thiện cảm cho hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng.
- Khi doanh nghiệp cần remarketing cho sản phẩm hay dịch vụ “signature”.
- Roadshow còn có thể sử dụng để ra mắt sản phẩm mới, tuyên truyền cho chiến dịch mới, tân dụng tối đa marketing trực tiếp và truyền miệng.
4. Những khung giờ vàng dành cho Roadshow
Dành cho Roadshow buổi sáng
Roadshow buổi sáng nên được tổ chức vào 6:00 – 8:00. Đây là khung giờ hoàn hảo cho một buổi diễu hành được diễn ra mượt mà nhất có thể! Đây là giờ cao điểm để có thể tiếp cận được một lượng lớn người dân khu vực. Bởi đa số mọi người đều rời khỏi nhà để đi làm vào khoảng khung giờ này.
Hơn nữa, vào sáng sớm, các cung đường Roadshow trông “fresh” và thời tiết cũng “một tay hỗ trợ” giúp cho đoàn diễu hành của doanh nghiệp thu hút và thẩm mỹ hơn.
Dành cho Roadshow buổi chiều
Theo dòng sự kiện của “khung giờ cao điểm”, Roadshow buổi chiều nên được tổ chức trong khoảng thời gian từ 16:30 – 18:00. Đây là thời điểm người lớn tan làm, trẻ nhỏ tan học! Các cung đường đông đúc, đi ngang đường học, các trụ sở văn phòng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi hình thức Roadshow.
5. Những sai lầm khi tổ chức chạy roadshow là gì?
Vì hiệu ứng lan toả dễ dàng mà hình thức truyền thông bằng Roadshow mang lại. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng với tần suất cao mà không có những hoạch định rõ ràng về mục tiêu cũng như quy trình tổ chức. Dưới đây là một số lỗi sai dễ mắc phải của các doanh nghiệp. Khi sử dụng hình thức chạy Roadshow mà không đầu tư tìm hiểu kỹ càng:
Lộ trình dài và dàn trải
Nhiều doanh nghiệp quan niệm rằng, phạm vi tổ chức càng rộng, hiệu ứng hình ảnh càng cao. Tuy nhiên, lộ trình diễu hành sẽ hiệu quả hơn khi tập trung chạy đi chạy lại vào các tuyến đường nhất định chứ không chạy rộng và dàn trải nhiều tuyến đường. Vừa mất thời gian, vừa tốn chi phí, các khâu thủ tục xin phép lộ trình dài cũng phức tạp hơn. Mà không tiếp cận được đối tượng tiềm năng một cách tối ưu nhất.
Tiết kiệm về mặt phương tiện và nhân sự
Roadshow là hình thức sự kiện mang lại hiệu quả từ sự đầu tư về phương tiện và nhân sự. Nếu quá tiết kiệm mà chuẩn bị sơ sài và thiếu chuyên nghiệp về 2 mặt này thì không những không tạo được hiệu ứng truyền thông mà còn gây thêm những tác dụng ngược cho hình ảnh thương hiệu.
Không tìm hiểu các thủ tục liên quan trong lĩnh vực sự kiện
Việc không tìm hiểu các thủ tục liên quan trong lĩnh vực sự kiện có thể làm cho quá trình tổ chức bị gián đoạn. Nếu vi phạm và bị xử phạt công khai. Đây sẽ là sai lầm nghiêm trọng đấy bạn nhé! Doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh và tiếng tăm, bởi “tiếng dữ đồn xa” mà…
“Giục tốc bất đạt”
Nên coi Roadshow như một màn chào sân để gây ấn tượng và tạo dựng hình ảnh. Đừng quá lo lắng nếu sau sự kiện, doanh thu trông vẫn không mấy tiến triển bạn nhé! Khi khách hàng đã nhận diện được thương hiệu thông qua sự kiện diễu hành giới thiệu. Doanh nghiệp nên tiếp tục gia tăng trải nghiệm tích cực cho khách hàng bằng những công cụ marketing bổ trợ như truyền thông trên internet, quảng cáo đại chúng, và đặc biệt là chú trọng marketing trực tiếp tại điểm bán. Bởi nóng vội thì việc gì cũng không thành!
Hi vọng những chia sẻ trên đây qua nhiều năm kinh nghiệm chinh chiến thực tế mà TSKMEDIA có được, sẽ giúp bạn phần nào hiểu đúng về Roadshow và ứng dụng nó sao cho hiệu quả nhất!
Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: Lô 25, Khu B2-95, Nam Hoà Xuân, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng
- Điện thoại: 0931 99 99 29 (Mr. Thiện)
- Email: info@tskmediadn.com
- Website: www.tskmediadn.com