Việc xây dựng nhà cửa, công trình đều có ý nghĩa thiêng liêng và quan trọng. Bước đầu tiên cho việc trọng đại, mang nhiều ý nghĩa này là tổ chức lễ khởi công. Kịch bản lễ khởi công là yếu tố không thể thiếu trong một chương trình thành công. Vậy kịch bản lễ khởi công là gì? Và vì sao phải lên kịch bản cho một sự kiện như vậy? Cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Kịch bản lễ khởi công là gì?
Kịch bản cho các sự kiện không giống như kịch bản phim mà mọi người thường thấy. Kịch bản lễ khởi công là bản mô tả, sắp xếp các hoạt động, sự kiện. Theo một trình tự nhất định và phụ thuộc vào ý tưởng chương trình. Để có một kịch bản tốt đòi hỏi người lên kịch bản có đầu óc tổ chức và hình dung.
Có ba loại kịch bản chính: kịch bản tổng quát và kịch bản chi tiết. Kịch bản tổng quát là bao quát toàn bộ công việc cho chương trình. Kịch bản tổng quát sẽ được ban tổ chức và chủ đầu tư quản lý. Việc này sẽ giúp mọi người nắm rõ lịch trình sự kiện và hiểu nội dung chương trình đang diễn ra. Còn kịch bản chi tiết do MC chương trình nắm giữ. Trong kịch bản này sẽ là lời dẫn, thông điệp chương trình do MC truyền tải. Cuối cùng là kịch bản âm thanh ánh sáng, đây là phần mà người lên kịch bản ít để ý. Nhưng nó lại khá quan trọng trong các sự kiện lớn. Kịch bản âm thanh, ánh sáng chi tiết giúp cho lễ khởi công trở nên hấp dẫn, thu hút người xem.
Vì sao cần phải lên kịch bản lễ khởi công?
Kịch bản được biết tới là “khung xương” của lễ khởi công. Ban tổ chức, nhà đầu tư khi nắm được kịch bản lễ khởi công sẽ dễ dàng quản lý và điều chỉnh sự kiện hơn. Một kịch bản chỉn chu giúp cho nhân sự biết được mình cần làm gì vào từng thời điểm. Bên cạnh đó, nó cũng giúp chuẩn bị những vật dụng cần thiết. Tránh sai phạm không đáng có trong quá trình diễn ra lễ khởi công. Kịch bản giúp cho việc tổ chức sự kiện đi đúng theo kế hoạch ban đầu.
Chuẩn bị trước khi viết kịch bản
Tìm hiểu thông tin đối tác
“Biết người biết ta trăm trận trăm thận”, bạn phải nắm rõ được thông tin của đối tác. Khách hàng tiềm năng họ hướng đến, mục đích sự kiện diễn ra, hình ảnh doanh nghiệp… Điều này sẽ giúp bạn lên được một kịch bản phù hợp đi đúng hướng mà nhà đầu tư đề ra.
Nắm được nguồn ngân sách cụ thể
Việc thứ hai trước khi viết kịch bản chương trình là nắm rõ được nguồn ngân sách dự tính. Từ đó mới cân đối, đảm bảo được các hoạt động diễn ra. Điều mà bạn đang dự định viết trong kịch bản của mình. Nó cũng tránh được thâm hụt chi phí phát sinh và chi tiêu hợp lý.
Thời gian thực hiện
Thời gian là yếu tố quan trọng không chỉ trong kịch bản nói riêng mà còn cả lễ khởi công nói chung. Một người lên kịch bản cần có tính toán hợp lý về thời gian diễn ra từng hạng mục. Thời gian cụ thể góp phần rất lớn vào sự thành công của một buổi lễ trọng đại. Thời gian dự kiến của chương trình sẽ bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho tới lúc diễn ra sự kiện.
Viết một kịch bản lễ khởi công hấp dẫn có những gì?
Đảm bảo nguyên tắc “5W1H”
Quy tắc “5W1H” đã không còn gì xa lạ đối với các đơn vị tổ chức sự kiện. Hiểu và nắm được quy tắc này, việc lên kịch bản khá dễ dàng. “5W1H” là viết tắt cho: What, Who, Where, Why, When, How. Người lên kịch bản buổi lễ phải biết cần làm gì? Đối tượng tham dự là ai? Buổi lễ tổ chức ở đâu? Mục đích lễ khởi công là gì? Thời gian buổi lễ diễn ra? Cách thức thực hiện? Nếu nắm được nguyên tắc này, đảm bảo bạn sẽ xây dựng được một kịch bản chương trình hoàn chỉnh.
Hãy chắc chắn kịch bản của bạn cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Hình dung và tưởng tượn bản thân là khán giả để tìm ra những thiếu sót. Nội dung trong kịch bản có đang đi đúng hướng và khán giả có hiểu không.
Yêu cầu kịch bản buổi lễ
- Người viết kịch bản lễ khởi công phải vận dụng được khả năng tổ chức. Cùng với đó phải óc tưởng tượng, hình dung bao quát toàn bộ chương trình.
- Đảm bảo được kết cấu ba phần của chương trình: mở đầu, nội dung chính và phần kết. Một kịch bản diễn ra phải theo đúng trình tự trên.
- Kịch bản phải hấp dẫn, thu hút người xem và đi đúng concept cả buổi lễ.
- Kịch bản cũng phải truyền tải được thông điệp của chương trình đó.
- Kịch bản phải được xây dựng có tính linh hoạt, có thể biến đổi phù hợp với tính chất chương trình.
- Xây dựng kịch bản cần chi tiết, tỉ mỉ và đầy đủ tất cả thông tin trong buổi lễ.
Một kịch bản lễ khởi công nên được xây dựng chi tiết, được đầu tư thời gian, công sức và nguồn nhân lực. Điều này sẽ góp phần thành công cho một sự kiện mang nhiều ý nghĩa như vậy. Mong rằng với bài viết trên giúp ích cho bạn trong việc xây dựng kịch bản chương trình. Từ đó đưa ra cho mình những lựa chọn đúng đắn cho một kịch bản hoàn chỉnh nhất.
- Địa chỉ: Lô 25, Khu B2-95, Nam Hoà Xuân, Q. Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0931 99 99 29 (Mr. Thiện)
- Email: info@tskmediadn.com
- Website: www.tskmediadn.com